Mang thai chính là một cột mốc đánh dấu người phụ nữ, người vợ của gia đình sắp sửa trở thành những người mẹ, bà bỉm sữa. Không giống như bước sang tuổi thanh xuân, mang thai là giai đoạn người phụ nữ sẽ có thêm rất nhiều những thay đổi mới lạ. Một trong số những dấu hiệu mang thai sớm có lẽ là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi “Bà bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải mang thai” hay không để có những chuẩn bị tốt hơn nhé!
Mục Lục
1. Đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải mang thai không?
Đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải mang thai không
Đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải dấu hiệu mang thai hay không chính là câu hỏi được nhiều bà bầu tìm kiếm khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Thực ra, đi tiểu nhiều lần trong ngày là một dấu hiệu phổ biến nhất và rất dễ nhận biết nhất ở người phụ nữ khi mang thai trong những tuần đầu của thai kỳ. Nếu bạn đi tiểu thường xuyên hơn mức bình thường và tần suất nhiều lần trong ngày thì khả năng cao bạn đã có bầu rồi nhé!
1.1. Thế nào là đi tiểu thường xuyên và nhiều lần trong một ngày?
Thực ra khái niệm đi tiểu nhiều lần không có căn cứ trên số lượng hay tần suất mà đơn giản là bà bầu đi tiểu nhiều lần hơn thường ngày trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.
Đi tiểu nhiều lần tuy gây khó chịu cho bà mẹ nhưng đây không phải là vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người phụ nữ. Chính vì thế, bạn không cần phải quá lo lắng hay để tâm về vấn đề này.
Ở mỗi giai đoạn của tuổi thai, tần suất đi tiểu ở mẹ bầu cũng có sự thay đổi khác nhau đáng kể.
1.2. Nguyên nhân bà bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày là dấu hiệu mang thai.
Nguyên nhân bà bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày là dấu hiệu mang thai
3 tháng đầu tiên của thai kỳ:
Trong giai đoạn này, các hormone trong cơ thể người mẹ sẽ có tự thay đổi đáng kể và rất dễ nhận biết. Lúc này, lượng máu trong cơ thể cũng như các chất lỏng khác được hòa trộn và kết hợp để làm việc với tần suất cao hơn. Mục đích chính là đẩy các chất độc hại và chất thải ra ngoài cơ thể.
Cùng lúc đó, bàng quang của người mẹ cũng sẽ bị kích ứng nhiều hơn nên sẽ khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tình trạng này sẽ không kéo dài lâu và sẽ giảm theo độ tuổi của thai nhi.
3 tháng tiếp theo giữa thai kỳ:
Khi ấy, người mẹ đã quen dần với sự xuất hiện của em bé trong bụng, cùng với việc bàng quang giảm được áp lực nên số lần đi tiểu của mẹ sẽ ít đi. Nhiều trường hợp, mẹ bầu đã có thể trở về trạng thái như bình thường.
Lúc này, nếu bà bầu vẫn xuất hiện tình trạng đi tiểu thường xuyên không kiểm soát được thì hãy đến ngay với cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời bạn nhé.
3 tháng cuối cùng của thai kỳ:
3 tháng cuối cùng này được tính từ tuần thứ 35 trở đi, lúc này tần suất đi tiểu lại tăng lên y hệt như 3 tháng đầu tiên.
Nguyên nhân là do thai nhi đã lớn dần, gây chèn ép bàng quang người mẹ nên gây ra các triệu chứng rối loạn đường tiểu.
Ngoài ra, trong giai đoạn này tuần hoàn máu cũng tăng cao hơn bình thường; đây cũng được coi như một nguyên nhân sinh lý khiến bà bầu đi tiểu nhiều lần.
Hormone HCG cũng đồng thời kích thích thận của người mẹ mở rộng và sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Chính vì vậy nên có thể giúp cơ thể loại bỏ các chất thừa, chất thải nhanh.
1.3. Bà bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày là triệu chứng bất thường ở bà bầu
Tuy nhiên, nếu hiện tượng này vẫn tiếp diễn lâu và không có dấu hiệu thay đổi thì đây được coi như triệu chứng bất thường ở mẹ bầu.
Sở dĩ khẳng định như vậy vì bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, nó sẽ kèm theo các biểu hiện như đau rát, ngứa ngáy và buốt. Nếu như để tình trạng này kéo dài lâu rất có thể khiến mẹ bầu sinh non, sảy thai hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh.
Hơn thế nữa, đi tiểu bất thường cũng là dấu hiệu của bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng lên một cách bất thường nên người mẹ sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, khát nước, mắt kém và đi tiểu nhiều lần.
1.4. Làm thế nào để khắc phục tình trạng đi tiểu thường xuyên khi mang thai
Đây tuy là một hiện tượng bình thường nhưng gây khó chịu trong bà bầu trong thời gian dài. Nhưng chúng tôi đã giúp các bạn khắc phục được tình trạng này một cách hợp lý và tối ưu nhất .
Bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày:
Một số đồ ăn mà bà bầu cần phải hạn chế như cafe, nước uống có gas, rượu bởi chúng sẽ khiến bà bầu sinh thêm cảm giác đi tiểu nhiều hơn.
Thay vào đó, hãy thiết lập một chế độ ăn dinh dưỡng với thực đơn phong phú hơn nhằm đảm bảo sức khỏe của người mẹ một cách tốt nhất.
Tập luyện nhẹ nhàng:
Hãy thử tập thêm các bài tập yoga nhẹ nhàng. Cách này vừa giúp cơ thể bạn dẻo dai hơn vừa quên đi “ sự buồn tiểu “ mỗi ngày đó.
Làm sạch bàng quang thường xuyên:
Một tips nho nhỏ để làm sạch bàng quang chính là cúi người về phía trước để ép hết nước tiểu ra ngoài. Như vậy thì có thể hạn chế việc buồn tiểu nhưng chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu khi bụng của bạn còn nhỏ thôi nhé.
Tâm lý thoải mái:
Đừng quá căng thẳng khi mang thai hay thấy quá khó chịu vì đi tiểu nhiều lần vì đây cũng là một trong những lý do khiến bà bầu đi tiểu nhiều lần đó.
2. Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm sau tuần đầu tiên
Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm sau tuần đầu tiên
2.1. Chậm kinh
Chậm kinh là dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở người phụ nữ sau 1 tuần quan hệ mà không tới ngày hành kinh. Nếu đã tới ngày “ dâu rụng” nhưng bạn bị trễ 5-7 ngày thì có thể bạn đã mang thai rồi nhé.
Cách kiểm tra an toàn tại nhà là việc dùng que thử thai trên nước tiểu nhằm xác định chắc chắn hơn việc này.
2.2. Thay đổi vùng ngực
Khi cấn bầu, bạn sẽ thấy vùng ngực của mình sưng lên, khá đau và núm vú trở nên sẫm màu hơn.
Nguyên nhân chính là do nồng độ hormone HCG tăng cao nên làm thay đổi kích thước và hình dáng của vùng ngực.
2.3. Đi tiểu nhiều lần
Chắc chắn rồi, đi tiểu nhiều lần là kết quả của việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ.
Hormone thay đổi, kích thước tử cung cũng gây áp lực lên bàng quang nên bạn sẽ thấy mình dễ bị đi tiểu hơn.
2.4. Buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn
Theo số liệu thống kê thì có khoảng ⅔ người phụ nữ buồn nôn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Ngoài ra, cơ thể cũng trở nên mệt mỏi hơn, chán ăn vì có sự gia tăng đột ngột của progesterone trong máu. Khi các mạch máu giãn ra và huyết áp giảm xuống; bà bầu sẽ cảm nhận được rõ rệt những cơn nhức đầu kéo dài, chóng mặt và thậm chí là ngất xỉu.
2.5. Chảy máu vùng âm đạo
Nếu thấy có máu chảy ra từ vùng âm đạo có màu hồng nhạt, không có chất nhờn và không mùi thì đây chính là hình ảnh của máu báo thai. Lúc này bạn có lẽ đã có thai rồi nhé!
3. Nên làm gì bạn có dấu hiệu mang thai
Nên làm gì bạn có dấu hiệu mang thai
Vậy phải làm sao khi mang thai?
Trước tiên, các bà bầu cần đến trực tiếp các phòng khám uy tín để được các chuyên gia và bác sĩ thăm khám. Khi ấy, bạn sẽ được tiến hành các bước tiếp theo như lịch trình theo dõi sức khỏe, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu hay dự đoán ngày sinh.
Ngoài ra, bà bầu cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý trong suốt 9 tháng mang thai. Cách này vừa giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh, vừa giúp bé có thêm chất dinh dưỡng nuôi nấng cơ thể.
Hãy tập thêm những bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể được dẻo dai và tăng cường sức khỏe mẹ bầu. Dù cần phải kiêng khem đủ thứ nhưng đừng quên vận động để bản thân khỏe mạnh mỗi ngày.
Không chỉ vậy, hãy chú ý đến việc lựa chọn trang phục và giày dép khi mang thai để bảo vệ sức khỏe con yêu. Nên chọn các trang phục có độ rộng rãi, thoải mái khi hoạt động và không đi giày cao gót.
Đây chỉ là những lưu ý quan trọng khi bạn mang bầu, tất nhiên khi đến các cơ sở y tế; bà bầu sẽ được các y bác sĩ liệt kê ra những điều nên và không nên cho từng giai đoạn.
Kết luận:
Mang thai là một quá trình không hề dễ dàng gì; kể cả những tuần đầu tiên đến lúc hạ sinh. Vì thế, cơ thể sẽ phải chịu và thích nghi với nhiều sự thay đổi đáng kể. Hy vọng rằng, đi tiểu nhiều lần không phải là vấn đề lớn đối với bà bầu. Qua bài viết trên “Bà bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải mang thai”, Chăm sóc bà bầu mong rằng các bà bầu sẽ chú ý hơn đến thói quen của mình; và đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.