Theo kinh nghiệm của ông cha ta ngày xưa, vào những tháng cuối cùng của thai kỳ sẽ là giai đoạn chuyển da. Và đau háng là một trong số những dấu hiệu phổ biến nhất. Tuy nhiên trong những ngày cuối ấy, cơ thể của mẹ bầu sẽ có rất nhiều thay đổi và dấu hiệu sắp sinh khác nhau. Vậy đau háng có phải nguyên nhân hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu “ Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đau háng có phải sắp sinh?” trong bài viết này nhé!
Mục Lục
1. Mẹ bầu đau háng có phải sắp sinh không?
Mẹ bầu đau háng có phải sắp sinh không
1.1. Nguyên nhân mẹ bầu đau háng
Hiện tượng đau háng ở mẹ bầu trong những tháng cuối là một hiện tượng rất phổ biến và xảy ra ở phụ nữ mang thai sắp tới ngày dự sinh.
Hiện tượng đau khớp háng các mẹ bầu sẽ nghe thấy rất rõ tiếng lạo xạo xuất phát từ xương vùng mu và lan dần xuống hai chân. Cơn đau nhiều nhất sẽ diễn ra vào ban đêm, đặc biệt là khi mẹ bầu chuyển mình nằm nghiêng.
Nguyên nhân của hiện tượng đau khớp háng là có sự tác động của hormone relaxin lên cơ thể khiến cho dây chằng các khớp xương trở nên mềm hơn và lỏng hơn bình thường.
Càng gần ngày sinh, thai nhi sẽ di chuyển càng xuống thấp phía bên dưới nên các vùng khung chậu sẽ giãn nở nhiều. Vì thế, các mẹ bầu sẽ cảm thấy mình bị ê mỏi rất nhiều ở vùng háng, vùng khung chậu.
Thêm vào đó, khi mang thai trọng lượng của thai phụ cũng sẽ tăng nên gián tiếp gây áp lực nên các cơ và các khớp của cơ thể. Nếu bà bầu nào càng ít vận động, càng ít bổ sung canxi thì càng bị đau háng.
Trường hợp bà bầu đau háng khi mang thai sẽ bao gồm các triệu chứng đi kèm sau đây:
- Bụng bầu sẽ tụt xuống dưới thấp, thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi và ngại di chuyển.
- Cảm thấy đau lưng và bị chuột rút với tần suất nhiều hơn.
- Cảm nhận được các khớp giãn ra rất nhiều so với những tháng trước đây.
- Màu sắc của dịch âm đạo thay đổi và có độ kết dính
- Liên tục co thắt với mức độ ngày càng mạnh, và sau cùng là rỉ và vỡ nước ối.
1.2. Một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu đau háng mà không phải trong giai đoạn cuối thai kỳ
Một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu đau háng mà không phải trong giai đoạn cuối thai kỳ
Mẹ bầu bị thiếu canxi
Đây được coi như nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị đau khớp háng. Khi cơ thể bà bầu thiếu canxi, bầu sẽ cảm nhận được khung xương mình chuyển biến lạ thường. Đặc biệt, nhu cầu canxi của bà bầu lại cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Nên hãy chú ý bổ sung canxi đầy đủ cho mẹ các bố nhé!
Thiếu Magie
Ngoài canxi, magie cũng là một chất vô cùng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ. Vai trò của Magie là giúp cho các dây thần kinh hoạt động tốt hơn. Đồng thời cũng giúp cho thai nhi phát triển toàn diện.
Giãn dây chằng
Việc cơ thể tiết ra quá nhiều hormone relaxin cũng khiến cho bà bầu bị giãn dây chằng sớm và làm đau háng quá mức.
Giãn tĩnh mạch:
Đau khớp háng là hậu quả của bệnh lý giãn tĩnh mạch phổ biến và thông thường ở con người vùng âm đạo. Bệnh này không chỉ khiến các bà bầu cảm thấy mạch máu mình bị sưng gồ lên, ngoằn nghèo gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn cho bà bầu.
Đặc biệt khi mẹ bầu đứng lên ngồi xuống nhiều lần cũng sẽ thấy vô cùng mệt mỏi.
Chuyển động của thai nhi
Không chỉ vậy, sự chuyển động của thai nhi cũng làm cho khung xương chậu của không ít bà bầu chịu nhiều áp lực và gây đau khớp háng.
2. Cách hạn chế cơn đau háng cho mẹ bầu
Cách hạn chế cơn đau háng cho mẹ bầu
2.1. Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Để cải thiện được tình trạng đau khớp háng, mẹ bầu cần chú ý cân bằng giữa việc vận động cơ thể và nghỉ ngơi cho phù hợp.
Nghỉ ngơi thật tốt sẽ khiến cho các khớp xương được thư giãn nhất có thể; thai phụ cũng nên cân nhắc việc nằm đệm êm và có thêm một chiếc gối để hỗ trợ phần lưng. Bà bầu cũng nên tránh các tư thế ảnh hưởng trực tiếp đến phần xương chậu như ngồi xổm hay vắt chéo hai chân.
Hơn nữa, bà bầu cũng nên nói “ không” với các đôi giày dép cao gót hay quần áo chật chội để không phải chịu thêm áp lực.
2.2. Tắm nước nóng
Bạn có thể tắm nướng nóng hay chườm nóng đều được vì nó có công dụng giúp lưu thông máu, giảm cứng khớp và co thắt cơ.
Bà bầu có thể ngâm mình trong nước nóng trong 10-15 phút để thư giãn nhất có thể. Hãy kết hợp với việc massage cơ thể một cách nhẹ nhàng với các khu vực như khu vực hông, xương chậu nhằm giảm bớt cơn đau.
2.3. Điều chỉnh tư thế ngủ
Tư thế ngủ khó chịu cũng có thể khiến xương chậu bị đau và hình tượng đau háng xuất hiện. Bầu nên nằm nghiêng người sang bên trái nhiều hơn để đỡ mỏi nhưng tuyệt đối không được nằm ngửa hoặc nằm sấp.
2.4. Vận động nhẹ nhàng, thoải mái
Các thai phụ khi ở giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ bị hạn chế khả năng vận động rất nhiều do bụng to. Mặc dù biết rằng vận động thường xuyên sẽ giúp cho tình trạng cơ được cải thiện từ đó giảm đau háng nhưng không nên vận động mạnh.
Thay vào đó, bà bầu có thể hướng đến những bài tập yoga đơn giản hơn nhằm hỗ trợ giảm áp lực trên vùng xương chậu. Tập yoga cũng có thể giúp quá trình sinh nở được thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều.
Cách tốt nhất để tập yoga hiệu quả là tập nhẹ nhàng khoảng 20-30 phút mỗi ngày, nếu mệt hãy nghỉ ngơi thật hợp lý.
Đặc biệt hãy tránh làm việc hay vận động quá sức, không mang vác đồ nặng, không cúi người quá nhiều khiến bụng bị gập. Đồng thời hãy hạn chế đi lại hoặc đứng quá lâu bạn nhé.
2.5. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Như chúng ta đều biết, cơ thể bà bầu rất cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt la canxi và magie. Hãy chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý và đừng bỏ bất cứ chất nào.
Nuôi nấng cơ thể mẹ bầu tốt cũng là lý do khiến thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ. Một số thực phẩm có hàm lượng canxi cao mà bà bầu có thể cân nhắc bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như sau: sữa, phô mai, đậu phụ, cải xoăn, ngũ cốc,…
2.6. Đi khám thai định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Khám thai định kỳ là một việc làm hết sức cần thiết và phải được thực hiện nghiêm ngặt theo từng tháng. Cách này có thể giúp cho các bà bầu phát hiện các bệnh khác và chữa trị kịp thời để không làm ảnh hưởng thai nhi.
3. Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên biết
Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên biết
Bạn cũng có thể tham khảo một số dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu hay gặp phải để có cho mình thêm kiến thức như sau:
3.1. Có nhiều dịch nhầy ở dưới đáy quần lót
Nếu như bạn thấy đáy quần lót của mình có nhiều dịch nhầy màu vàng hoặc hồng nhạt tiết ra thì nên lưu ý hơn nha. Lúc này dịch tiết âm đạo xuất hiện là do nút nhầy bị bong ra.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng của việc chuyển dạ sắp sinh mà mẹ bầu cần biết.
3.2. Đi tiểu thường xuyên và mất kiểm soát
Đi tiểu nhiều ở thai phụ là một việc dễ gặp trong những tuần đầu tiên của thai kỳ do thai nhi làm kích thích bàng quang. Nhưng nếu như trong những ngày cuối mà đi tiểu nhiều mất kiểm soát thì đây chắc chắn là dấu hiệu sắp sinh bạn nhé.
Nguyên nhân dễ hiểu là do thai nhi đã tụt sâu xuống phía dưới khung chậu gây nên chèn ép bàng quang.
3.3. Thai nhi trong bụng bị tụt xuống thấp hơn
Một người làm mẹ chắc chắn sẽ cảm nhận được tất cả sự chuyển động của con yêu cũng như nóng lòng chào đón thai nhi ra đời. Những ngày tháng cuối cùng, thai nhi sẽ tụt xuống phía dưới để giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
Lúc này lồng ngực sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhưng lại chịu áp lực nhiều hơn ở phần xương chậu.
3.4. Tiêu chảy
Nghe thì có vẻ lạ nhưng tiêu chảy rất dễ gặp ở các mẹ bầu trong giai đoạn sắp sinh. Khi cơ thể có sự thay đổi trong hormone nội tiết tố nữ hoặc chế độ ăn uống thì đều hoàn toàn có thể gặp hiện tượng này.
Tiêu chảy hoặc nôn mửa có thể khiến mẹ lo lắng nhưng đây lại là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Mẹ bầu hãy cố gắng bổ sung nhiều nước để tránh mất nước nhất có thể nhé.
3.5. Tử cung luôn co thắt
Càng gần tới ngày sinh thì thai nhi trong bụng sẽ càng tụt xuống dẫn đến những cơn co thắt tử cung kéo dài. Thế nhưng những cơn co thắt tử cung này lại xuất hiện dồn dập dẫn đến khó chịu trong người.
Đây là một dấu hiệu sắp sinh vô cùng chính xác nên các mẹ hãy đến bệnh viện ngay lập tức nhé!
3.6. Thai nhi đạp liên tục
Khi thai nhi biết mình “ sắp chào đời” nên sẽ đạp liên tục nhằm thể hiện tinh thần muốn ra ngoài thật nhanh. Thực ra đây là kết quả của việc em bé đã ngày một lớn và diện tích bụng mẹ không đủ rộng để chứa con.
3.7. Hiện tượng vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất và cuối cùng trước khi người mẹ sinh con ra đời. Em bé trong bụng mẹ sẽ được bao bọc trong một túi nước ối và khi vỡ ối sẽ có một dòng nước chảy ra từ âm đạo.
Đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay vì chẳng mấy chốc mà em bé sẽ được sinh ra mà thôi.
Kết luận:
Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ càng có nhiều dấu hiệu bất thường ở người mẹ mà có lẽ bạn sẽ không thể lường trước được. Cho nên, ngoài việc nghỉ ngơi điều độ và có một tâm lý vững vàng để sẵn sàng sinh nở bất cứ lúc nào. Hy vọng rằng, qua bài viết “ Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đau háng có phải sắp sinh” đã giúp các bà mẹ có thêm một nguồn thông tin bổ ích.