Bật mí thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ

Khi mang thai, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều lo âu. Bởi vì, họ vừa phải học hỏi những kinh nghiệm cho việc chuẩn bị đón bé chào đời vừa phải giữ gìn sức khỏe trong thai kỳ. Trong đó, điều các mẹ bầu có thể lo lắng nhất là vấn đề ăn gì vào con mà không vào mẹ. Bởi vì, việc các mẹ xây dựng thực đơn khiến người mẹ tăng cân nhiều nhưng con thiếu chất là điều rất nguy hiểm. Vậy thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây!

Những lầm tưởng khiến mẹ bầu tăng cân nhưng con thiếu chất

Thói quen khiến mẹ bầu tăng cân nhưng con thiếu chất   

Trước tìm hiểu thực đơn cho bà bầu ăn vào con không vào mẹ, chúng ta cần biết những sai lầm thường gặp khiến mẹ tăng cân nhưng con lại thiếu chất như sau:

Ăn cho hai người

Một số chị em khi mang bầu luôn cố gắng ăn gấp đôi lượng ăn hằng ngày vì nghĩ ăn cho hai mẹ con. Trên thực tế, nếu các mẹ ăn uống không khoa học theo từng giai đoạn sẽ khiến người mẹ tăng cân còn thai nhi thì thiếu chất.

Chia nhỏ các bữa ăn nhưng tăng cường ăn vặt

Mẹ bầu thường chia nhỏ bữa ăn gồm bữa sáng; bữa phụ sáng; bữa trưa; bữa xế; bữa tối và bữa phụ đêm. Điều này giúp thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ mẹ bầu ổn định đường huyết, tránh dư thừa mỡ và làm giảm ốm nghén.

Nhịn ăn vì lo lắng tăng cân quá nhiều

Mẹ bầu tuyệt đối không được thực hiện chế độ ăn kiêng với mục đích để giảm cân trong thời gian thai kỳ. Chế độ ăn uống trong khoảng thời gian mang thai của mẹ góp phần rất lớn vào việc phát triển về cả tầm vóc và cả trí tuệ của trẻ. Bạn không nên bỏ qua khoảng thời gian vàng cung cấp dinh dưỡng cho bé trực tiếp từ người mẹ như lúc bé đang trong bụng.

Hướng dẫn thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ

Lựa chọn thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ

Thực đơn bà bầu ăn vào con không vào mẹ thực chất không có bất kỳ một nguyên tắc khoa học hay nghiên cứu nào chứng minh rõ về vấn đề này. Để tránh được tình trạng thừa cân nhưng thai nhi bị thiếu chất, mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng vừa đảm bảo đủ chất, vừa đủ lượng. Trong đó có một số nguyên tắc quan trong giúp dinh dưỡng vào con không vào mẹ như sau:

Uống đủ nước

Nước là dung môi quan trọng giúp cơ thể người mẹ trao đổi chất và chuyển hóa chúng đến thai nhi. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống đủ 2-2,5 lít nước để những cơ quan trong cơ thể hoạt động thuận lợi, đặc biệt là hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc uống nước đầy đủ cũng giúp những chất dinh dưỡng được phân giải đồng bộ, nguồn dưỡng chất này được đưa đến thai nhi thông qua nhau. Uống nước cũng là một biện pháp “cứu cánh” nếu mẹ bầu đói về đêm và thèm ăn trong những tháng cuối.

Ăn bữa sáng đầy đủ các chất dinh dưỡng

Một nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của thực đơn bà bầu vào con không vào mẹ là mẹ nên ăn sáng đầy đủ chất. Bữa ăn sáng chính là bữa quan trọng nhất của mẹ bầu. Nếu như bữa sáng bị thiếu chất, cơ thể mẹ không cung cấp đầy đủ năng lượng dẫn đến việc tiêu thụ năng lượng bù đắp cho buổi trưa, điều này khiến cho thai nhi bị thiếu hụt dưỡng chất bé cần có vào buổi sáng.

Nếu như việc đó lặp đi lặp lại thường xuyên, mẹ bầu sẽ có nguy cơ thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi và mất năng lượng. Trong bữa sáng của mẹ bầu cần đáp ứng đủ các nhóm chất quan trọng như tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh, trái cây.  Ngoài ra, việc mẹ bầu tăng khẩu phần ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối cũng dẫn đến nguy cơ tăng cân nhanh. Sau bữa ăn thai phụ nên bổ sung thêm một cốc sữa hoặc nước trái cây để giúp tăng lượng chất lỏng, giúp dạ dày tiêu hóa thực phẩm được dễ dàng hơn.

Tập thói quen nhai kỹ thức ăn

Một nguyên tắc trong về thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ đơn giản là mẹ tập thói quen nhai chậm và ăn uống từ tốn. Việc ăn nhanh và lười nhai thức ăn chính là nguyên nhân khiến bà bầu no nhanh nhưng có cảm giác nhanh đói hơn. Do đó, để không phải nạp thêm calo vào cơ thể thì mẹ nên tập cho mình thói quen nhai kỹ no lâu.

Mẹ bầu không nên ăn quá nhanh, không nên vừa ăn vừa xem tivi, thay vào đó mẹ bầu nên chú tâm vào ăn uống và chọn không gian thưởng thức ở nơi yên tĩnh. Khi nhai thức ăn lâu, dịch vị trong nước bọt của mẹ bầu tiết ra nhiều hơn đồng thời xử lý thực phẩm tốt hơn, từ đó nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho thai nhi trọn vẹn.

Không ăn gấp đôi mọi thứ

Tâm lý của nhiều người mẹ thường cho rằng, việc ăn gấp đôi là nguyên tắc đúng đắn nhằm đảm bảo đủ cho thai nhi được nhận đầy đủ dưỡng chất. Thực tế, những chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định dạ dày của bà bầu không thay đổi về kích thước trong thai kỳ, vì thế việc mẹ bầu ăn gấp đôi khẩu phần có thể gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày cũng như thai nhi.

Đối với từng giai đoạn, thai nhi cần phải bổ sung lượng chất dinh dưỡng nhất định từ một phần dinh dưỡng của mẹ. Bà bầu chỉ cần đảm bảo được khẩu phần ăn bình thường đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi.

Duy trì thói quen tập luyện thể dục cho bà bầu

Để tiêu hóa tốt và cơ thể mẹ bầu trao đổi chất triệt để, sau khi ăn bà bầu không nên nằm hay ngồi ngay, hãy dành khoảng 15 – 20 phút đi lại trong nhà. Đi bộ, rửa chén bát hay quét dọn nhẹ nhàng là những thói quen tốt mà bà bầu nên duy trì sau khi ăn. Những bài tập thể dục thường xuyên này không chỉ giúp cho mẹ bầu ngủ ngon, việc vận động nhẹ sau ăn còn giúp mẹ bầu cải thiện tốt các cơn đầy bụng, ợ nóng khó chịu. Ngoài ra, việc tập thể dục cũng sẽ giúp mẹ bầu không tích trữ lượng mỡ thừa ở bụng, có hiệu quả giữ gìn được vóc dáng sau sinh rất tốt.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều phần

Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều phần cũng giúp nguồn dinh dưỡng được đưa đến thai nhi liên tục. Với cách này năng lượng vừa bổ sung cho mẹ, vừa đáp ứng được nhu cầu của thai nhi. Ngoài ra, cách này cũng giúp cho mẹ bầu đối phó với tình trạng buồn nôn, ốm nghén hoặc khó tiêu hóa.

Bà bầu có thể  chia nhỏ bữa ăn thành 5-7 lần/ngày. Việc này giúp cho cơ thể người mẹ nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con, cải thiện ổn định lượng đường trong máu và giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa.

Ăn sáng như “vua”

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ăn vào con mà không vào mẹ

Rất nhiều mẹ bầu giữ thói quen ăn sáng qua loa. Điều này khiến cho cả mẹ và bé không có đủ năng lượng hoạt động trong cả ngày dài. Tình trạng này lặp lại có nguy cơ gây chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ cho bạn. Nếu mẹ bầu ăn nhiều hơn vào bữa trưa và tối dẫn đến nguy cơ tăng cân nhanh.

Vậy bí quyết ăn vào con không vào mẹ đó là, “ăn sáng như vua, ăn trưa như thường dân, ăn tối như ăn mày”. Cách ví von đơn giản này khẳng định rằng bữa sáng là quan trọng với bất kỳ ai, kể cả bà bầu.

Thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ theo giai đoạn

Bổ sung thực phẩm cho mẹ và bé theo giai đoạn

Trong từng giai đoạn của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển ở một giai đoạn đặc trưng khác nhau. Ở mỗi thời điểm khác nhau thai nhi sẽ cần được mẹ ưu tiên bổ sung những dưỡng chất nhất định. Điều này sẽ giúp các dưỡng chất được thai nhi hấp thu triệt để, cụ thể là:

Giai đoạn 1 (giai đoạn 3 tháng đầu)

Trong 3 tháng đầu thai kỳ và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu ưu tiên cho thực đơn nhiều năng lượng đến từ tinh bột. Nhưng đồng thời mẹ bầu cần đảm bảo đủ nguồn chất đạm và các vi chất thiết yếu. Quan trọng nhất là axit folic, sắt, kẽm, DHA,… Vai trò của axit folic là dự phòng dị tật ống thần kinh của thai nhi và phân chia hình thành tổ chức của tế bào thai nhi. Trong giai đoạn này những thực phẩm mà bà bầu nên bổ sung gồm có:

  • Trứng
  • Sữa
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Cá hồi
  • Thịt nạc
  • Các loại rau xanh đậm như: rau muống, súp lơ xanh…

Giai đoạn 2 (giai đoạn 3 tháng giữa)

Sau tháng thứ 4, các bà bầu có thể ăn uống ngon miệng hơn. Thời gian này cũng là lúc mà mẹ và thai nhi tăng cân nhanh, việc bổ sung các dưỡng chất trong giai đoạn này chủ yếu giúp phát triển hệ thần kinh và những cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác.

Vậy thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ trong giai đoạn này là gì? Lời khuyến của các chuyên gia dành cho mẹ bầu là ăn những thức ăn có chứa canxi và sắt.  Ngoài ra, thai phụ cũng có thể uống bổ sung thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp nhằm phát triển thai nhi, đồng thời mẹ bầu nên hạn chế tinh bột và đồ ngọt.

Trong thời gian này nếu mẹ ăn quá nhiều loại bánh kẹo ngọt sẽ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh nhưng không cung cấp đủ dưỡng chất nào cho thai nhi.  Để thai nhi tăng cân đều, đạt chuẩn trong 3 tháng giữa, bà bầu cần ưu tiên các loại thực phẩm sau:

  • Sữa tươi không đường
  • Trứng gà
  • Sữa chua
  • Ngũ cốc
  • Rau củ đa màu sắc
  • Trái cây

Giai đoạn 3 (giai đoạn 3 tháng cuối)

Bắt đầu tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hoàn thiện các bước để phát triển về thể chất. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi tăng cân nhiều nhất, vì thế mẹ bầu có thể tăng cường tinh bột và uống sữa. Trung bình một ngày bà bầu nên ăn 2 bát cơm và uống 2-3 ly sữa. Để thực phẩm vào con mà không vào mẹ, bà bầu cần uống nhiều nước, tăng cường bổ sung hoa quả nhằm hạn chế nguy cơ bị phù nề thường xảy ra vào những tháng cuối.

Trong giai đoạn này bà bầu nên tăng cường những loại thực phẩm sau trong thực đơn như:

  • Sữa tươi không đường
  • Trứng gà
  • Trứng vịt lộn ( 2 – 3 quả trứng/tuần)
  • Thịt nạc
  • Rau xanh và trái cây
  • Các loại đậu

Trái cây là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng vào những tháng cuối, bà bầu nên ưu tiên dùng loại trái cây sấy khô.  Do trong trái cây chín có lượng đường nhất định, nếu bà bầu ăn nhiều cũng có thể dẫn đến đường huyết cao. Tốt nhất các mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm lành mạnh, đảm bảo sức khỏe mẹ và hỗ trợ tốt sự phát triển của thai nhi.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ  được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe con người. Mong rằng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe.

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *